Mỡ bò chịu nhiệt hay còn gọi là mỡ bôi trơn có khả năng chịu nhiệt độ cao, là loại phổ biến nhất trong lĩnh vực công nghiệp. Mỡ được pha trộn từ dầu gốc, chất làm đặc và các phụ gia đặc biệt. Mỡ chịu nhiệt có nhiều loại sử dụng cho nhiều ứng dụng khác nhau như bôi trơn vòng bi, bôi trơn băng tải xích, bôi trơn bánh răng, lắp ráp chống kẹt, mỡ an toàn thực phẩm, ... Chúng có tác dụng chống ma sát, chống ăn mòn, hỗ trợ chuyển động cho các loại máy móc, vòng bi, ...
Khi cần tìm mua mỡ chịu nhiệt độ cao 400 độ C khách hàng thường tìm đến các thương hiệu dầu mỡ nổi tiếng như Caltex, Castrol, Shell. Mobil, Total... tuy nhiên những hãng lớn thường không tập trung vào các sản phẩm mỡ chịu nhiệt vì sản lượng của nó không nhiều. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu các sản phẩm mỡ chịu nhiệt đặc chủng mà chúng tôi phân phối.
Tham khảo: Nguyên nhân vòng bi bạc đạn bị rỗ, bong tróc bề mặt và cách khắc phục
Nguyên nhân vòng bi bạc đạn phát tiếng ồn và cách khắc phục
- Bảng giá dầu bánh răng tháng 6/2024
- Bảng giá dầu truyền nhiệt bảo ôn 2024
- Bảng báo giá dầu công nghiệp Total mới nhất 2024
Lựa chon mỡ bôi trơn dùng cho bánh răng hở
Dầu mỡ bôi trơn dùng cho máy nghiền bi
Dầu bôi trơn cho nhà máy sản xuất phôi thép
Mỡ chịu nhiệt 500 độ C đến 600 độ C tốt nhất
Dầu thủy lực chống mài mòn chất lượng cao
Tự kiểm tra chất lượng mỡ thực phẩm
Lựa chọn dầu máy nén khí như thế nào?
Khi nào nên dùng nhớt GL4 và GL5?
Mỡ bôi trơn bao gồm 3 thành phần: dầu gốc (base oil), chất làm đặc (thickener) và phụ gia (additives).
API (Viện dầu khí Hoa Kỳ) chia dầu gốc thành 5 nhóm
Dầu gốc nhóm I là nhóm dầu gốc chứa naphthenic và paraffinic được lọc bằng dung môi với phần trăm các phân tử không ổn định cao nên dầu có xu hướng gây oxy hóa. Mặc dù vậy các phân tử không ổn định này lại giúp phân tán phụ gia trong mỡ.
Dầu gốc nhóm II và dầu gốc nhóm III được tinh lọc bằng hydro nên có độ tinh lọc cao và độ ổn định của phân tử được cải thiện nhiều nên tính ổn định nhiệt và ổn định oxy hóa cao (tại nhiệt độ khoảng 280 độ C các phân tử bắt đầu bị phá vỡ).
Dầu gốc nhóm IV và dầu gốc nhóm V được tạo thành từ việc liên kết 2 hoặc nhiều phân tử hydrocarbon để tạo thành phân tử lớn lơn. Dầu có độ ổn định nhiệt và oxy hóa tuyệt vời tuy nhiên giá thành lại cao.
Vật liệu được lựa chọn để làm chất làm đặc có thể là chất hữu cơ hoặc vô cơ: lithium, polyurea, silica, bentonite, aluminum, calcium sulfonate.
Khả năng chịu nhiệt của mỡ phụ thuộc vào sự kết hợp giữa chất làm đặc, dầu gốc và phụ gia chứ không phải chỉ mình chất làm đặc. Chẳng hạn như chất làm đặc bentonite có điểm nhỏ giọt rất cao (lên đến 500 độ C) tuy nhiên khi nhiệt độ làm việc lên đến hơn 200 độ C thì dầu gốc bị bay hơi chỉ còn lại chất làm đặc và phụ gia nên khả năng bôi trơn bị giảm nhiều.
Mỡ polyurea và lithium có khả năng chịu nhiệt tương đương nhau tuy nhiên chất làm đặc polyurea có khả năng chống oxi hóa và chống mài mòn tốt hơn chất làm đặc lithium nên mỡ polyurea có khả năng chống oxi hóa và chống mài mòn tốt hơn. Chất làm đặc Calcium sulfonate có tất cả các ưu điểm của chất làm đặc polyurea nhưng có điểm nhỏ giọt và khả năng chịu cực áp EP cao hơn nhiều.
Tham khảo: Chất làm đặc quyết định khả năng chịu nhiệt của mỡ bôi trơn.
Phụ gia
Các phụ gia được thêm vào mỡ: phụ gia chống oxy hóa, phụ gia chống ăn mòn, chống mài mòn, phụ gia kháng nước, phụ gia chịu cực áp EP…
Tham khảo: Các chất phụ gia mỡ bò chịu nhiệt độ cao
Có nhiều yếu tố để xem xét khi lựa chọn mỡ bò chịu nhiệt như nhiệt độ làm việc, môi trường làm việc , mức tải, tốc độ, chu kỳ bảo dưỡng thay mỡ, giá cả, ... từ đó ta có thể lựa chọn loại mỡ với các thành phần dầu gốc, chất làm đặc và phụ gia phù hợp. Với nhiều yếu tố để xem xét thì việc lựa chọn một loại mỡ bôi trơn chịu nhiệt phù hợp không hề dễ dàng.
Mỡ bò chịu nhiệt 400 độ (400 degree heat resistant grease) là mỡ bò được pha chế để đáp ứng yêu cầu bôi trơn khắc nghiệt ở 400 độ C mang lại khả năng bảo vệ tốt nhất cho vòng bi.
Thành phần quyết định đến khả năng chịu nhiệt của mỡ chịu nhiệt 400 độ C là chất làm đặc. Thông thường khi đạt đến nhiệt độ hơn 300 độ C thì dầu gốc bị tách khỏi mỡ và bay hơi khiến cho mỡ mất đi khả năng bôi trơn. Vì thế để mỡ bôi trơn chịu được nhiệt độ như 400ºC thì ngoài dầu gốc chất lượng tốt, hệ phụ gia cần thiết thì cần thêm các chất bôi trơn có tuổi thọ cao ở những nhiệt độ này là kim loại lỏng, ôxít lỏng, thủy tinh và một số chất bôi trơn rắn như molypden disulfide. Bởi vì khi đạt đến nhiệt độ >400 độ C thì phần lớn dầu gốc sẽ bay hơi và vòng bi sẽ được bôi trơn bằng các kim loại có độ chịu nhiệt cao hơn.
Mỡ chịu nhiệt Azmol Termol 1 được khuyến nghị dùng để bôi trơn ổ lăn và các bộ phận khác chịu tác động của nhiệt độ cao (lên đến + 400 độ С), được lắp đặt trong thiết bị (quạt tuần hoàn trên lò nung khí kiểu BN, thiết bị vận chuyển cơ chế và đường hầm lò). Phạm vi nhiệt độ hoạt động: từ –40 độ С đến +400 độ С.
Thành phần của Azmol Termol 1 bao gồm dầu tổng hợp, chất làm đặc gốc vô cơ và hệ phụ gia đặc biệt chịu cực áp, độ rung cao, chống mài mòn và chống ma sát.
Mỡ không rơi giúp bôi trơn ở nhiệt độ cao tới 600 độ C
Khả năng chịu tải cao.
Không làm tắc vòng bi.
Dầu gốc bay hơi quá 200 độ C để lại chất bôi trơn rắn để thực hiện bôi trơn.
Tham khảo: Những lưu ý để sử dụng mỡ bôi trơn mỡ đúng cách
Mỡ bôi trơn Molygraph SGHT 600 Thích hợp cho các nhà máy giấy, nhà máy thép, hóa dầu và công nghiệp kỹ thuật nặng khác. Lò nướng, con lăn xe đẩy, ổ trục lò và các loại ổ trục chuyển động cực chậm khác phải chịu đến nhiệt độ cao lên đến 600 độ C.
Cảnh báo: Được sử dụng trong các ổ trục / linh kiện chuyển động cực kỳ chậm.
Để có hiệu suất tối ưu, chỉ cần lấp đầy 25% đến 35% khoảng trống trong vòng bi với SGHT 600 Grease. Đừng đổ đầy quá nhiều, tránh trường hợp bó cứng bạc đạn.
Tải thông số kỹ thuật tại đây: molygraph_sght_600.pdf
Liên hệ Hotline: 0878246555